Những thông tin chi tiết về bộ giàn giáo

Bộ giàn giáo 42 chân là tên gọi với những bộ giàn giáo lớn nhưng khi chắc đến loại giàn giáo này thì không phải ai cũng hiểu rõ sản phẩm này. Sở dĩ tên gọi như vậy là gồm bao nhiêu chân, bao nhiêu chéo cả.  Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây!

Tình trạng sử dụng giàn giáo hiện nay

Hiện nay, tình trạng sử dụng các giàn giáo kém chất lượng đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Giàn giáo là thiết bị để cho người lao động làm việc trên cao một cách an toàn và mọi công trình đều không thể thiếu được giàn giáo.

Giàn giáo có kết cấu cơ bản bao gồm 2 chân, 2 chéo và mâm thao tác gắn kết với nhau bằng vít. Bên cạnh đó, giàn giáo còn là 1 hệ thống chống đỡ bằng khung cứng. Chúng có nhiệm vụ đảm bảo cho ván khuôn ở 1 độ cao nhất định theo yêu cầu.

bộ giáo hoàn thiện 42 chân

Hình 1: Giàn giáo có tác dụng gì?

Giàn giáo sẽ giúp chống và nhận tất cả những tác động lên nó, truyền qua các cây chống xuống nền đất hoặc vào các bộ phận công trình hiện có. Cho nên, với giàn giáo đang thi công thiết kế bao gồm cả bộ giàn giáo 42 chân thì cần phải đảm bảo các yêu cầu như sau:

Đầu tiên, cần đảm bảo giàn giáo phải được dựng ở trên mặt đất chắc chắn, bằng phẳng. Chọn dầm gỗ phẳng và đặt các kích tăng lên đó. Sau đó, đặt các thanh giằng chéo góc qua các khung kế cận để liên kết lại thành 1 bộ phận hoàn chỉnh, đảm bảo liên kết chắc chắn.

Tầng đầu tiên của bộ giàn giáo cần phải giữ cho bằng phẳng và chắc chắn trước khi lắp vào các tầng tiếp theo. Khi lắp giàn giáo lên nhiều tầng, để cho giàn giáo an toàn và tránh bị lập, người lắp đặt phải neo giữ giàn giáo với công trình bằng khóa, ống khóa… Việc neo giữ sẽ được thực hiên theo đúng quy cách, cứ 2 khung thì neo giữ 1 lần.

Thế nhưng hiện nay lại có rất nhiều loại giàn giáo kém chất lượng được sử dụng. Chân giàn giáo cũng không đáp ứng đủ yêu cầu lắp đặt. Phần chân giàn giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng đỡ cho cả hệ thống các bộ phận giàn giáo ở phía trên.

Nếu chân giàn giáo không chắc chắn thì việc sử dụng giàn giáo sẽ rất nguy hiểm. Chân giàn giáo yếu dẫn dến cả hệ giàn giáo bị yếu theo, đặc biệt càng lên cao thì sức đỡ của chân giàn giáo càng giảm.

Một bộ giàn giáo có bao nhiêu chân?

Một bộ giàn giáo bao gồm mấy chân? Đây hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Giàn giáo bao nhiêu chân sẽ giúp chống đỡ tốt nhất. Hiện nay, có nhiều loại giàn giáo được ứng dụng khá phổ biến như: giàn giáo khung, giàn giáo nêm và giàn giáo đĩa (giáo ringlock).

Với một bộ giàn giáo khung tiêu chuẩn sẽ bao gồm có: 2 chân và 2 giằng chéo. Còn với một bộ giàn giáo khung lớn sẽ gồm có: 42 chân cùng 42 giằng chéo. Chúng liên kết với nhau một cách chặt chẽ để tạo nên một không gian làm việc chắc chắn cho người lao động.

Hình 2: Bộ giàn giáo 42 chân là gì?

Giàn giáo còn được xem như là khung xương giúp chống đỡ toàn bộ các công trình trong quá trình thi công. Trong đó, bộ giàn giáo 42 chân sẽ gồm các bộ phận đầy đủ như: kích tăng, khung, cầu thang, cùm xoay, mâm đứng, thanh chéo, cây chống…

Tùy theo diện tích mặt sàn, quy mô công trình mà nhà thầu sẽ có được lựa chọn phù hợp. Mỗi kích thước giàn giáo khác nhau sẽ đi với các kiến trúc khác nhau.

Bộ giàn giáo 42 chân là gì?

Nhắc đến giàn giáo thì không thể không nhắc đến bộ giàn giáo 42 chân. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi giàn giáo này gồm có 42 khung và 42 giằng chéo. Có thể nói đây là tên gọi của 21 bộ giàn giáo nhỏ xây dựng.

Với tên gọi này thì sẽ được dùng phổ biến nhiều ở các công ty giàn giáo xây dựng khác nhau. Thậm chí là các công trình lớn cũng có thể sử dụng bộ giàn giáo này. Mục đích của chúng chính là đơn giản hóa số lượng giàn giáo sử dụng trong thi công.

Một bộ giàn giáo bao gồm những gì?

Thông thường, một bộ giàn giáo lớn là khoảng 100m2. Nhưng cách tính 100m2 là như thế nào? Với giàn giáo cổ điển thường sử dụng để bao che hoặc để chống sàn, sau đó sẽ tận dụng để làm sàn thao tác để xây, trát, sơn hoàn thiện công trình.

Cách thứ nhất là dùng để bao che cho công trình thì sẽ có sự hợp lý và hiệu quả hơn so với các loại giàn giáo khác. Bộ giàn giáo cổ điển sẽ có sự liên kết giữa các giàn với nhau bằng các chéo và mâm đứng. Hơn nữa, giàn giáo này lại dễ dàng tháo lắp trên cao, luân chuyển được mâm đứng và thang giàn. Giá thành của giàn giáo cổ điển lại rẻ hơn các loại khác hiện có.

Còn cách thứ hai chính là dùng giàn giáo để chống sàn. Khi lắp đặt cũng áp dụng cách lắp đặt để che công trình. Bạn cần lắp hệ giàn gồm có 7 khung dàn liên tục chỉ 1 tầng. Sau đó, cứ cách nhau khoảng 0.6m thì lại bắt tiếp 5 hệ.

Trên thị trường hiện nay, người ta thường dùng 1 bộ giàn giáo 42 chân khung và 42 chéo bởi nó dễ tính toán về vấn đề lắp đặt.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về bộ giàn giáo 42 chân để chuẩn bị tốt nhất cho công trình của mình.

CÔNG TY TNHH CBLS VÀ XD TÂM HƯNG PHÁT
Địa chỉ: TDP.Đông Ba – P.Thượng Cát – Q.Bắc Từ Liêm – TP.Hà Nội
Email: ctytamhungphat68@gmail.com
Website:  http://giangiaoringlock.com/ – Hotline: 0966.668.995 – 038.605.8888

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *